talawas | Nguyễn Hoà - “Chiều kích” dường như… không chỉ là chiều kích! (2024)

Ngôn ngữ

bản để in Gửi bài này cho bạn bè

2.3.2005

Nguyá»…n HoÃ

“Chiều kích” dường như… không chỉ là chiều kích!

Vốn cũng là tay “gà mờ” về ngôn ngữ học, song vì thấy vui vui khi được làm “khổ chủ” của câu văn "… còn ‘văn chương Việt Nam 2004’ lại là một chuyện lớn hơn rất nhiều, nó bao chứa một chiều kích mà một cá nhân khó lòng có thể "kham" nổi” do Hà Minh dẫn ra trong bài

Nhất chi mai…

(talawas, 1.3.2005) và lại được Hà Minh bình luận:

“Từ ‘chiều kích’ là một ví dụ rất ‘tréo ngoe’ của ngữ pháp tiếng Việt, về cả ‘cấu tứ’ lẫn các quy chuẩn về ‘liên kết Hán Việt’, vậy sao nó vẫn tồn tại và vẫn được các nhà phê bình văn học chiếu cố? Thứ nhất nói về liên kết “lởm khởm”: chiều là tiếng Việt, kích là Hán, tình huống ‘râu ông Việt cắm cằm bà Hoa’ đã rõ ràng, thứ hai về ngữ nghĩa: từ tố chiều có rất nhiều nghĩa: buổi chiều (afternoon), chỉ phương hướng như chiều ngược, chiều xuôi (clockwise, anti-clockwise, direction), chiều chuộng (indulge) (động từ), còn từ tố kích (Hán 100%) cũng đa nghĩa: đánh, đá (kick - động từ: dương đông kích tây), vũ khí (phương thiên họa kích - arm, spear…), kích thước (size-dimension). Nếu xét về mặt ngữ nghĩa: khi ghép hai từ chiềukích với nhau ta được toàn những cụm từ ‘chọi’ nhau ‘chan chát’ và kéo theo là sự vô nghĩa: ví dụ: afternoon-kick, direction-dimension, indulge-kick… Thực ra ta nên ngầm hiểu nghĩa bóng của từ chiều kích là ‘toàn cục’, ‘mọi phương diện’, ‘rộng khắp’… chuyển ngữ qua tiếng Anh có thể là: overview, global, broadview, general… v.v. không có định nghĩa cụ thể. Việc tranh luận về tính đúng sai của nó sẽ dẫn đến ngõ cụt hoặc tình huống ‘dây cà ra dây muống’. Không cá nhân nào có thể định đoạt được sự tồn tại của từ này, nó có sức sống, thì nó tồn tại, nó không có sức sống, nó sẽ bị đào thải. Ai thích dùng xin cứ tự nhiên, ai không thích dùng: lựa chọn của bạn. Người viết là một kẻ ngoại đạo về ngôn ngữ học, cho nên sẽ không có lời khuyên nào như kiểu bỏ ‘chiều’ đi sẽ bớt nhiêu khê, bớt ‘kích’ đi sẽ đỡ tốn giấy mực…”

nên tôi đành gác sang một bên sự “gà mờ” của mình, để thử bàn đôi chút về ngôn ngữ.

Thật ra tôi không phải là người khai sinh cái món “chiều kích”, và nếu người nào đó hỏi tôi: “Ai là cha đẻ của nó?” thì tôi cũng xin chịu. Chỉ biết đọc trên sách báo, trong nhiều văn cảnh thấy một số tác giả sử dụng “chiều kích” như là sự kết hợp của chiều hướng + kích thước, thấy hay hay thì “ăn theo”. Tuy nhiên quan sát trong thực tế, tôi thấy gần đây trong tiếng Việt đã xuất hiện khá nhiều loại từ kiểu này, tỷ như: tiếp biến, phối kết, tích hợp chẳng hạn. Thiển nghĩ, những loại từ kiểu này không xuất hiện một cách ngẫu nhiên, dường như chúng là kết quả của cố gắng tìm kiếm một (những) từ nào đó có thể phản ảnh tốt nhất về bản chất, về tình trạng của sự vật - hiện tượng mà người ta đã khảo sát và muốn diễn tả, muốn khái quát. Lại nhớ một câu chuyện (không biết chính xác đến đâu, vì tôi ghi lại theo trí nhớ?) rằng có lần Nguyễn Tuân đã tỏ ra bực bội với biên tập viên của tờ báo nọ sau khi người ấy đã sửa “phập phèo điếu thuốc” trong bài viết của ông thành “phì phèo điếu thuốc”; vì theo Nguyễn Tuân, chỉ vào lúc người ta nhàn tản, thong dong… thì mới “phì phèo điếu thuốc”, còn khi người ta hì hụi vừa làm vừa hút, hơi được hơi chăng thì phải gọi là “phập phèo điếu thuốc”.

Theo tôi, sự phát triển, sự thường xuyên xuất hiện những từ mới trong ngôn ngữ của một cộng đồng là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên trong những từ mới xuất hiện, chỉ từ nào có nghĩa, được số đông sử dụng và được cộng đồng thừa nhận mới có thể được lưu giữ theo thời gian. (Có lẽ ở đây không nên tính đến các “khẩu ngữ” hàng ngày, được sử dụng trong một số văn cảnh thường nghe khá lý thú, thậm chí rất buồn cười và nếu “mổ xẻ” kỹ lưỡng thì nhiều khi là vô nghĩa, thường thịnh hành một thời gian rồi bị thay thế, kiểu như “hết xảy”, “hết ý”, “cực ký “, “lăn tăn”… và gần đây là “hoàng tráng “, “hơi bị…” chẳng hạn). Và cũng tuy nhiên, khi xem xét một từ mới xuất hiện, cần kiểm chứng kỹ lưỡng trước khi kết luận, nhất là trong tiếng Việt, với trường hợp của các thuật ngữ khoa học, những từ mang tính khái quát.

Không biết có phải là “múa rìu” qua mắt các nhà ngôn ngữ học hay không, về phần mình tôi nhận thấy tính chất đơn âm của tiếng Việt đã đẩy tới tình trạng đơn nghĩa của rất nhiều từ và làm cho “vốn liếng” các từ mang tính khát quát cũng không phong phú. Dường như để khắc phục hạn chế ấy, các cụ ngày xưa đã cố gắng tổ chức nên những từ mang tính khái quát bằng cách lắp ghép, tổ chức theo các nguyên tắc:

  1. Kết hợp các từ khác âm đồng nghĩa, như: đồng áng, tre pheo, chó má
  2. Kết hợp các từ khác âm khác nghĩa, như: đi đứng, ăn uống, nhà cửa

Những từ kiểu trên thường không hướng về một nội dung cụ thể và rạch ròi, chúng có tính “số nhiều” và cho đến nay, chỉ có những người làm ngôn ngữ học mới quan tâm tìm hiểu chúng có nguồn gốc Việt - Mường, Môn - Khmer hay Tày - Thái… Còn số đông sử dụng thì hầu như không chú ý xem chúng được tổ chức như thế nào. Với một số từ gốc Hán cũng vậy, người ta có thể phê phán sự nhầm lẫn giữa “bàng quan” với “bàng quang”, nhưng xem ra các nhà ngôn ngữ học sẽ bất lực khi muốn lý giải tại sao “khốn nạn” trong tiếng Việt ngày nay lại chuyển tải một nội dung hoàn toàn xa lạ với “khốn nạn” trong gốc Hán. Một ví dụ khác không kém phần thú vị là với “cứu cánh”. Đọc báo, thi thoảng thấy có người “dọn vườn” tác giả nọ tác giả kia nhầm lẫn giữa “cứu cánh” với ý nghĩa là “mục đích cuối cùng” với “cứu cánh” có ý nghĩa là… cứu cánh! Vậy mà “cứu cánh” không mang ý nghĩa là “mục đích cuối cùng” vẫn hiên ngang đó đây, và cứ đà này thì liệu sẽ có một ngày nào đó, “cứu cánh” là… “cứu cánh” sẽ giữ vị trí ưu thắng?

Trở lại trường hợp chiều kích, tiếp biến, phối kết, tích hợp. Với các từ này, trong khi “chiều kích” được hiểu như là được kết quả của “chiều hướng + kích thước”, “tiếp biến” được hiểu như là kết quả của “tiếp nhận + biến đổi”, “phối kết” được hiểu như là kết quả của “phối hợp + kết hợp”, thì “tích hợp” vẫn chưa có sự thống nhất. Có thể hiểu “tích hợp” như là kết quả của “phân tích + tổng hợp” hoặc “tích tụ + kết hợp”, về phần mình, tôi đã đôi lần sử dụng “tích hợp” và hiểu nó theo nghĩa “tích tụ + kết hợp”, cũng chưa biết có được nhiều người đồng thuận hay không? Mặt khác, với tôi, việc sử dụng “chiều kích” hay “tích hợp” không chỉ là “ăn theo” mà phần nào cũng tự thấy chúng có khả năng chuyển tải điều mình muốn khái quát. Tự lý giải rằng, xưa nay người ta thường sử dụng một “lôgich cổ điển” để khẳng định sự vật - hiện tượng theo lối “hoặc A, hoặc B”, nhưng trong thực tế còn có những sự vật - hiện tượng mà bản thân chúng là một thể thống nhất không thể tách rời, do đó cần nhìn nhận theo một “logich phi cổ điển” là “vừa A vừa B”. Ví dụ với câu văn được Hà Minh dẫn ra, nếu viết: “… còn ‘văn chương Việt Nam 2004’ lại là một chuyện lớn hơn rất nhiều, nó bao chứa những chiều hướng, những kích thước mà một cá nhân khó lòng có thể ‘kham’ nổi” thì xem ra chưa diễn tả được tình huống trong bản chất của chúng; “những chiều hướng” và “những kích thước” ấy lại chính là hai phương diện thống nhất với nhau trong một chỉnh thể là một năm văn chương. Vả lại khi viết "… còn ‘văn chương Việt Nam 2004’ lại là một chuyện lớn hơn rất nhiều, nó bao chứa một chiều kích mà một cá nhân khó lòng có thể ‘kham’ nổi” mà người viết lại muốn người đọc hiểu “chiều” là buổi chiều, chiều ngược, chiều xuôi, chiều chuộng, hoặc “kích” là đánh, đá, vũ khí… thì nhất định người viết “hơi bị” có vấn đề về thần kinh!

Viết thì viết vậy nhưng chưa dám bàn đến sự đúng - sai, chỉ dám lạm bàn về một cách hiểu. Cách hiểu ấy có thể đưa vấn đề vào một ngõ cụt, lại có thể đưa đến một cách lý giải ít nhiều thoả đáng. Những mong Hà Minh và bạn đọc thể tất.

1.3.2005

© 2005 talawas

bản để in

talawas | Nguyễn Hoà - “Chiều kích” dường như… không chỉ là chiều kích! (2024)

References

Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Tyson Zemlak

Last Updated:

Views: 6333

Rating: 4.2 / 5 (63 voted)

Reviews: 86% of readers found this page helpful

Author information

Name: Tyson Zemlak

Birthday: 1992-03-17

Address: Apt. 662 96191 Quigley Dam, Kubview, MA 42013

Phone: +441678032891

Job: Community-Services Orchestrator

Hobby: Coffee roasting, Calligraphy, Metalworking, Fashion, Vehicle restoration, Shopping, Photography

Introduction: My name is Tyson Zemlak, I am a excited, light, sparkling, super, open, fair, magnificent person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.